Thương chiến và Covid-19 khép lại thời kỳ Trung Quốc là “công xưởng thế giới”, Việt Nam đi đầu trong nhóm điểm đến mới

Vì chiến tranh thương mại, các công ty Mỹ đang rời Trung Quốc, và chắc chắn con số này sẽ còn tăng do đại dịch Covid-19. Tác giả Kenneth Rapoza đánh giá trong bài phân tích trên Forbes hồi đầu tháng 4, nói rằng sự toàn cầu hóa với Trung Quốc làm trung tâm đang trở nên “lỗi thời”.

Thương chiến và Covid-19 khép lại thời kỳ Trung Quốc là "công xưởng thế giới", Việt Nam đi đầu trong nhóm điểm đến mới

Tác giả Kenneth Rapoza đánh giá trong bài phân tích trên Forbes hồi đầu tháng 4, nói rằng sự toàn cầu hóa với Trung Quốc làm trung tâm đang trở nên “lỗi thời”.

Thương chiến và Covid-19 là hai nhân tố xoay chuyển tình hình

Công ty tư vấn sản xuất toàn cầu Kearney, Mỹ, đã công bố chỉ số Reshoring Index – chỉ số đo lường quá trình chuyển dịch doanh nghiệp hoặc một phần doanh nghiệp có trụ sở tại một quốc gia khác trở về quốc gia ban đầu – thường niên lần thứ 7, cho thấy “màn đảo ngược đầy kịch tính” của xu hướng trong 5 năm, khi sản xuất trong nước của Mỹ năm 2019 chiếm tỉ trọng lớn hơn đáng kể so với 14 nhà xuất khẩu châu Á khác được theo dõi trong nghiên cứu.

Chỉ số Reshoring so sánh tổng sản lượng xuất ra của Mỹ với số liệu nhập khẩu từ 14 nền kinh tế có chi phí thấp ở Châu Á.

Tổng giá trị của tất cả hàng nhập khẩu từ ​​14 quốc gia/vùng lãnh thổ châu Á đã giảm từ 816 tỷ USD năm 2018 xuống còn 757 tỷ USD vào năm 2019, giảm 7% tại thời điểm tăng trưởng kinh tế vững chắc của Mỹ.

Theo Kearney, sự co lại hầu như chỉ do sự suy giảm trong các mặt hàng nhập khẩu từ Trung Quốc – giảm mạnh nhất ở mức 17% do thuế.

Các công ty Mỹ trong năm ngoái cũng đã chủ động xem lại về chuỗi cung ứng của mình, hoặc là thuyết phục các đối tác phía Trung Quốc chuyển địa điểm về Đông Nam Á để tránh thuế quan, hoặc là từ chối hoàn toàn nguồn cung từ Trung Quốc.

“Ba thập kỷ trước, các nhà sản xuất Mỹ bắt đầu sản xuất và tìm nguồn cung ứng ở Trung Quốc chỉ vì một lý do: Chi phí. Chiến tranh thương mại đã mang đến một khía cạnh khác cho “phương trình” thêm đầy đủ và cân bằng hơn: Rủi ro. Thuế và mối đe dọa của hàng nhập khẩu Trung Quốc bị gián đoạn khiến các công ty phải cân nhắc sự đảm bảo của nguồn cung đi kèm với chi phí. Covid-19 mang tới một yếu tố thứ ba đáng chú ý: Khả năng mau phục hồi – khả năng có thể dự đoán và thích ứng với những cú shock mang tính hệ thống, không lường trước được” – Patrick Van den Bossche, đối tác của Kearney và đồng tác giả của báo cáo dài 19 trang đang, chỉ ra.

Những quốc gia hưởng lợi chính từ việc này là những quốc gia nhỏ hơn ở khu vực Đông Nam Á, dẫn đầu là Việt Nam. Với việc Hiệp định Thương mại tự do Mỹ-Mexico-Canada (USMCA) được hoàn tất năm 2019, quốc gia Trung Mỹ Mexico cũng trở thành thành một nguồn cung ứng được ưa thích.

Thương chiến và Covid-19 khép lại thời kỳ Trung Quốc là công xưởng thế giới, Việt Nam đi đầu trong nhóm điểm đến mới  - Ảnh 1.

Các công ty Mỹ có xu hướng rời khỏi Trung Quốc nhằm phân tán rủi ro bị phụ thuộc vào “công xưởng thế giới” này (Ảnh minh họa: Reuters)

Những ngày Trung Quốc là trung tâm sản xuất đã kết thúc

Năm 2020, chiến tranh thương mại dường như đang tạm dừng, nhưng là để nhường chỗ cho cuộc khủng hoảng y tế toàn cầu, khởi phát từ vùng dịch Covid-19 đầu tiên tại tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc.

Virus corona chủng mới (SARS-Cov-2) gây dịch Covid-19 đã đóng cửa các nền kinh tế và khiến nhiều chính phủ lao đao. Các doanh nghiệp đã không thể có được nguồn cung trực tuyến trong tháng Hai và đầu tháng Ba do việc đóng cửa các nhà máy ở Trung Quốc, các công ty ở Mỹ bị đình trệ.

Khi Trung Quốc bắt đầu đứng dậy và “chạy cho kịp” thì Mỹ lại trở thành tâm đại dịch Covid-19. Ngay cả khi Trung Quốc đang dần dần được chữa lành thì Mỹ vẫn đang mắc kẹt trong cơn đại dịch chết chóc.

Theo báo cáo của Kearney, toàn bộ mức thiệt hại xã hội và kinh tế mà đại dịch có thể gây ra vẫn chưa được hoàn toàn sáng tỏ. Nhưng cho dù kết quả thế nào, việc trở lại nguyên trạng của thương mại Trung Quốc như trước đại dịch là không thể.

Kearney dự đoán các công ty “sẽ buộc phải có những hành động xa hơn trong việc xem xét lại các chiến lược cung ứng, [và có thể là] toàn chuỗi cung ứng của họ. “

Cụ thể, các tác giả trong báo cáo của Kearney đã viết rằng họ hy vọng từ đại dịch này, các công ty sẽ ngày càng có xu hướng phân tán rủi ro thay vì chỉ dựa hoàn toàn vào Trung Quốc.

Trung Quốc hiện là nguồn cung cấp chủ yếu ibuprofen (thuốc), quần áo phòng hộ, găng tay cao su, khẩu trang y tế, máy thở và cả giấy vệ sinh,… cho các nước phòng chống dịch. Các thượng nghị sĩ Josh Hawley và Tom Cotton của đảng Cộng hòa Mỹ đã nêu lên vấn đề làm thế nào để điều này không trở thành một vấn đề về an ninh quốc gia.

Mối đe dọa đến từ sự tức giận chính trị đối với Trung Quốc, đấy là còn chưa kể những đại dịch trong tương lai khiến các công ty sẽ muốn bảo vệ chuỗi cung ứng của họ bằng cách phân tán rủi ro.

Điều đó không có nghĩa là Trung Quốc sẽ hoàn toàn bị cô lập. Nó chỉ có nghĩa là những ngày mà Trung Quốc là trung tâm sản xuất của phương Tây đã kết thúc.

Thương chiến và Covid-19 khép lại thời kỳ Trung Quốc là công xưởng thế giới, Việt Nam đi đầu trong nhóm điểm đến mới  - Ảnh 2.

Công nhân làm việc trong nhà máy sản xuất đèn LED ở thành phố Đông Hoản, tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc. Khoảng 70% bóng đèn LED trên thế giới được sản xuất tại Trung Quốc (Ảnh: Getty)

Việt Nam là điểm đến mới tại châu Á

Chỉ số đa dạng hóa Trung Quốc (CDI) của Kearney theo dõi sự thay đổi trong việc nhập khẩu của Mỹ từ Trung Quốc và các nền kinh tế châu Á khác trong danh sách. Trung Quốc vẫn đang ở vị trí đứng đầu nhưng ngày càng mất đi “miếng bánh” của mình dưới thời tổng thống Mỹ Donald Trump.

Năm 2013, năm cơ sở của CDI, Trung Quốc nắm giữ 67% tất cả hàng hóa sản xuất có nguồn gốc châu Á tại Mỹ. Chỉ số này đến Quý II/2019 đã giảm xuống 56%, tức là giảm hơn 1.000 điểm cơ bản.

Trong số 31 tỷ USD giá trị hàng nhập khẩu của Mỹ đã rời khỏi tay Trung Quốc, khoảng 46% đã được Việt Nam hấp thụ, đôi khi bởi cùng các nhà cung cấp Trung Quốc đã rời khỏi Đại lục. Theo Forbes, Việt Nam đã xuất khẩu thêm 14 tỷ USD hàng hóa sang Mỹ vào năm 2019 so với năm 2018 nhờ sự thay đổi đó.

Mexico là “Trung Quốc của châu Mỹ”

Kearney giới thiệu Tỷ lệ thương mại gần-đến-xa (NTFR) trong năm nay. Nó theo dõi sự chuyển động của hàng nhập khẩu của Mỹ đối với việc sản xuất gần bờ ở Mexico.

Kể từ năm 2013, NTFR đã dao động ổn định khoảng 36% và 38% – nghĩa là mỗi USD hàng hóa sản xuất của Mỹ từ châu Á, có khoảng 37 cent giá trị của hàng nhập khẩu đến từ Mexico.

Điều đó đã thay đổi với USMCA.

Trên cơ sở giá trị đồng USD, tổng giá trị hàng sản xuất nhập khẩu từ ​​Mexico sang Mỹ đã tăng 10% trong giai đoạn 2017-2018, từ 278 tỷ USD lên 307 tỷ USD, và thêm 4% từ năm 2018 đến 2019, với tổng giá trị nhập khẩu là 320 tỷ USD – dựa trên báo cáo của Kearney.

“Cánh cửa cho những ‘kẻ muốn nổi dậy’ rõ ràng đã được mở ra bởi các tranh chấp thương mại Mỹ – Trung, vì lợi ích của các nước này chủ yếu nằm ở các loại sản phẩm bị ảnh hưởng bởi thuế quan,” Yuri Castano, nhà quản lý tại Kearney và đồng tác giả của nghiên cứu cho biết.

“Rõ ràng, chiến tranh thương mại đã khiến các công ty Mỹ bắt đầu suy nghĩ và định hình lại mạng lưới cung ứng của họ.”

Theo CafeF

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *